Cây thuốc lào không chỉ là một nguyên liệu để sản xuất thuốc lào mà trong y học thuốc lào được biết đến như một loại dược liệu với công dụng trị rắn, rết, sâu cắn, chữa vết thương chảy máu, phòng đỉa cắn,…
Hãy cùng tìm hiểu về cây thuốc lào, tác dụng và bài thuốc từ cây thuốc lào qua bài biết sau nhé!
1. Cây thuốc lào là gì?
Cây thuốc lào có tên gọi khoa học là Nicotiana rustica. Đây là một loại thực vật thuộc chi thuốc lá, họ cà. Cây thuốc lào có hàm lượng nicotin rất lớn. Lá cây ngoài việc dùng để hút thì còn được ứng dụng phổ biến trong việc sản xuất thuốc trừ dịch hại hữu cơ. Thuốc lào là loại cây thân thảo, sống quanh năm, cao khoảng 1m và theo cảm quan nhìn thấp hơn cây thuốc lá.
Ở nước ta, cây thuốc lào được trồng nhiều ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ đến khu vực Đèo Ngang của tỉnh Quảng Bình. Người trồng cây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số vùng phía tây Thanh Hoá và Nghệ An. Có những thời điểm loại cây này được phổ biến rộng rãi nhưng nó chỉ nổi tiếng nhất ở hai địa phương là Thanh Hoá và Hải Phòng.
2. Quá trình làm thuốc lào
Thuốc lào sau khi gieo trồng sẽ được thu hoạch và chế biến thủ công. Lá cấy được rửa sạch, lau khô rồi thái sợi nhỏ đem phơi khô để tiện cho việc đóng thành bánh. Khi sử dụng thuốc lào người ta sẽ gọi là hút. Hiện nay có 3 loại điếu chính hút thuốc lào đó là:
- Điếu ống chạm bạc (điếu dóng): Loại điếu có hình dạng to và ngắn được làm từ các loại gỗ quý, xương ống của động vật hoặc bằng ngà voi. Hiện loại điếu này ít được sử dụng trong đời sống.
- Điếu bát: Bao gồm có bát điếu là nơi chứa nước và nõ điếu lắp ở phía trên. Loại điếu này không thuận tiện nên thường được để ở nhà.
- Điếu cày: Loại điếu phổ biến và thông dụng bậc nhất. Điếu có dạng hình ống được làm bằng tre, nứa hoặc kim loại nhẹ dài tầm nửa mét. Một đầu của điếu cần được bịt kín để có thể chứa nước, đầu kia hở để hút. Tại vị trí gần với đầu bịt kín sẽ khoan một lỗ nhỏ gọi là nõ điếu để tra thuốc vào và hút.
Ngoài 3 loại điếu trên, nếu không có điếu sẵn thì người ta cũng có thể dùng lá chuối hoặc giấy cuộn lại, ngậm một ngụm nước là có thể hút được thuốc lào.
3.Tác dụng của thuốc lào
Ngoài những tác động xấu thì cây thuốc lào cũng có một số tác dụng tốt cho cơ thể như sau:
Bài thuốc chữa rắn cắn
Ngay sau khi bị rắn cắn, hãy buộc chặt phía trên vết rắn cắn lại ngay lập tức và dùng tóc cọ xát vết cắn để loại bỏ nọc độc. Sau đó bạn có thể sử dụng thuốc lào chữa rắn cắn như sau:
- Chuẩn bị: Cục thuốc lào hoặc nước điếu uống.
- Thực hiện: Cục thuốc lào vo tròn bằng đầu ngón tay cái sau đó cho vào miệng nhai, nuốt nước và lấy phần bã đắp trực tiếp lên vết cắn. Có thể kết hợp cùng với một số dược liệu khác như: dây đau xương, lá thài lài, lá tía tô, rau sam. Tuy nhiên nếu không có sẵn thuốc lào thì bạn có thể dùng nước điếu uống dội vào vết cắn hoặc bôi cao xe diếp.
Bài thuốc chữa vết thương chảy máu hoặc rết, sâu cắn
- Chuẩn bị: Thuốc lào sợi. Nếu không có thuốc lào sợi thì có thể thay thế bằng thuốc lào và lá cây cứt lợn hoặc lá tre non, gạo tẻ.
- Thực hiện: Đắp trực tiếp thuốc lào sợi vào vết thương rồi băng lại.
Một cách khác có thể chữa vết thương chảy máu hoặc rết, sâu cắn bằng cách khác như sau: Đem phơi khô 20% thuốc lào, 40% lá tre non và rang giòn 40% gạo tẻ, sau đó tán tất cả thành dạng bột mịn, trộn đều và rắc lên vết thương.
Thuốc trừ rệp
- Chuẩn bị: Lá cây thuốc lào.
- Thực hiện: Rải trực tiếp lá cây thuốc lào xuống dưới chiếu, nệm trong vài ba ngày sẽ giúp diệt trừ rệp.
Thuốc phòng đỉa cắn
- Chuẩn bị: 10g thuốc lào, 20g vôi tôi, 10g bồ hoàng.
- Thực hiện: Giã nát tất cả các nguyên liệu sau đó bôi ngoài da.
Bài thuốc chữa sâu quảng
- Chuẩn bị: 50g thuốc lào, 50g lá chanh, 20g quả hồi.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó giã nát và đắp lên vết sâu.
Cây thuốc lào không chỉ đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe mà còn tiềm ẩn những tác hại nguy hiểm. Do vậy bạn hãy sử dụng cây thuốc lào đúng mục đích để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân của mình nhé!