TÁC DỤNG CỦA THUỐC LÀO MÀ ÍT NGƯỜI BIẾT TỚI

Những tác dụng sau đây của thuốc lào mà có thể bạn chưa biết.

Theo TS Võ Văn Chi trong công trình nghiên cứu Từ điển cây thuốc Việt Nam,

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam có ghi chép về công dụng làm lành vết đứt, vết thương chảy máu hoặc bị rết, côn trùng cắn của thuốc lào như sau:

  • Cách 1: lấy sợi thuốc lào vò nát, đắp lên vết thương rồi băng lại.
  • Cách 2: giã nát thuốc lào (khoảng 20 %) với lá cây hoa xuyến chi (khoảng 80 %) rồi đắp lên vết thương và băng lại.
  • Cách 3: trộn đều thuốc lào (khoảng 20 %) với lá tre non (khoảng 40 %, phơi khô, tán thành bột mịn) và gạo tẻ (khoảng 40 %, rang giòn và tán thành bột mịn) rồi rắc lên vết thương và băng lại (1)

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ THUỐC LÀO

  • Trừ rệp: lấy lá thuốc lào hay thuốc lá rải xuống dưới chiếu, nệm, sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
  • Sâu quảng: giã nát lá thuốc lào (khoảng 50 g) với lá chanh (khoảng 50 g) và quả hồi (20 g) rồi đắp lên.
  • Bệnh ngoài da và thấp khớp: Đối với các bệnh ghẻ, ký sinh trùng da và bệnh ở da đầu, có thể lấy nước sắc từ lá thuốc lá để rửa ngoài. Đối với thấp khớp, có thể lấy nước sắc từ lá thuốc lá để thoa, xoa bóp.
  • Phòng chống đỉa cắn: giã nát 10 g thuốc lào với 20 g vôi tôi và 10 g bồ hoàng rồi bôi lên da.

Trong chăn nuôi, lá của hai loại cây này được nấu để tắm cho gia súc bị ghẻ, chấy rận, bọ chó… Trong nông nghiệp, nước nấu từ lá hoặc dư phẩm trong sản xuất thuốc lào được dùng để phun lên cây trồng bị sâu bệnh và côn trùng gây hại. Nước điếu dùng để chữa ghẻ, bọ chó, chấy rận cho động vật. Xái thuốc (bã thuốc) cho vào ổ gà trị mò gà.